Viêm dạ dày do vi khuẩn HP?

Viêm dạ dày do vi khuẩn HP?

Nhiều nghiên cứu cho thấy: H.pylori là nguyên nhân chính gây ra trên 90% loét tá tràng và 75% loét dạ dày. Vì vậy, có thể coi nhiễm khuẩn HP là tác nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày.

 

Bs Đặng Phương Nam

Khoa CĐHA - TDCN (Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II)

1. Định Nghĩa

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện ở người 30 - 50 tuổi. Đây là bệnh mà nam giới mắc phải nhiều hơn nữ, chiếm tỉ lệ 2:1.

Viêm loét dạ dày tá tràng thể hiện bệnh cấp tính hay mạn tính tại niêm mạc đường tiêu hóa do sự mất cân bằng giữa yếu tố phá hủy niêm mạc (Stress, hút thuốc lá, rượu, acid mật, HCL, pepsin, nhóm thuốc NSAIDs/Steroid/Aspirin, xoắn khuẩn Helicobacter pylori...) và yếu tố bảo vệ niêm mạc (chất nhầy, Bicarbonate, Prostaglandin, tầng chống thấm.)

Nhiều nghiên cứu cho thấy: H.pylori là nguyên nhân chính gây ra trên 90% loét tá tràng và 75% loét dạ dày. Nguyên nhân đứng thứ hai sau nhiễm H.p là việc sử dụng các thuốc thuộc nhóm NSAID.

2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – Tác nhân chính gây viêm loét dạ dày:

Vi khuẩn HP (tên khoa học: Helicobacter pylori) được biết đến là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường khác nhau, sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Do đặc tính của vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại enzyme tên là Urease, enzyme này có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, khiến cơ thể tiết ra chất kháng viêm gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, trung bình 70% ca được chẩn đoán viêm loét dạ dày là do nhiễm khuẩn HP. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, việc nhiễm khuẩn HP trong thời gian dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn như chảy máu dạ dày, thủng niêm mạc dạ dày, thậm chí có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ngoài ra, vi khuẩn HP còn có khả năng tiết ra một loại men làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tiền đề cho acid dạ dày xâm nhập vào lớp niêm mạc gây tổn thương. Vi khuẩn HP cũng sản sinh ra một loại độc tố có khả năng làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày, từ đó acid dịch vị thẩm thấu mạnh mẽ gây viêm loét, trợt dạ dày.

Vì vậy, có thể coi nhiễm khuẩn HP là tác nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên, chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh, căng thẳng đầu óc,... cũng là một số những nguyên nhân có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.

3. Vi khuẩn HP lây nhiễm qua đường nào?

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 70% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP và loại vi khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người sang người qua các đường sau đây:

  • Lây nhiễm qua đường miệng – miệng

Đây được coi là phương thức chủ yếu làm lây nhiễm vi khuẩn HP. Do vi khuẩn HP tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt, mảng bám răng nên chúng được lây truyền từ người này sang người khác khi dùng chung bát đũa, chung bàn chải đánh răng, khi hôn, khi mẹ mớm cơm cho con.

Theo nhiều chuyên gia y khoa, nếu trường hợp trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP thì tỷ lệ những người còn lại mắc bệnh là rất cao.

  • Lây nhiễm qua đường phân – miệng

Vi khuẩn HP sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài môi trường qua đường phân. Vì vậy, sau khi đi đại tiện hay trước khi ăn, người bệnh cần chú ý nhớ rửa tay bằng xà phòng để tránh nhiễm vi khuẩn HP.

  • Lây nhiễm qua đường dạ dày – miệng

Vi khuẩn HP thường trú ngụ và phát triển trong dạ dày, nên khi người bị nhiễm khuẩn HP xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày hay ợ chua sẽ là con đường vận chuyển HP lẫn chung với dịch dạ dày lên miệng.

  • Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày

Trong trường hợp này, người khỏe mạnh có nguy cơ nhiễm khuẩn HP thông qua các dụng cụ, thiết bị y tế khi tiến hành nội soi dạ dày. Vì khi thực hiện nội soi dạ dày, nếu đầu dò không được vệ sinh khử trùng đúng tiêu chuẩn thì vi khuẩn HP có thể bám lại và thâm nhập vào cơ thể người thực hiện nội soi tiếp theo.

4. Tầm soát phát hiện vi khuẩn HP

Hiện nay, nhiều phương pháp giúp tầm soát phát hiện vi khuẩn HP hiện đang được áp dụng, trong đó phương pháp test C O được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này lên từng cá thể thì không thu được kết quả rõ rệt. Ngoài ra, trong y học lâm sàng thường kết hợp kiểm tra HP khi nội soi dạ dày hoặc sử dụng mô bệnh học, đây là 2 phương pháp phổ biến nhất.

Bên cạnh đó, một phương pháp hiện cũng đang được ưu tiên áp dụng là test hơi thở. Do phương pháp này có thể định lượng cụ thể hàm lượng vi khuẩn HP trên từng cá thể, qua đó bác sĩ có thể cân nhắc và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đây cũng là phương pháp cho độ đặc hiệu cao nhất hiện tại.

Test hơi thở là một phương pháp được ưu tiên áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP

5. Đối tượng và phương pháp điều trị nhiễm khuẩn HP

Việc điều trị tiêu diệt HP tùy thuộc vào nhiều yếu tố, cần cân nhắc chủng loại và biểu hiện lâm sàng của từng người bệnh. Khuyến cáo cần triệt tiêu vi khuẩn HP đối với những trường hợp phát hiện tổn thương thông qua nội soi dạ dày, người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày, trường hợp trên 40 tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh nguy hiểm.

Phương pháp tiêu diệt vi khuẩn HP hiện đang áp dụng là dùng thuốc giảm bài tiết axit béo trong dạ dày kết hợp với kháng sinh để triệt tiêu HP. Phác đồ tiêu diệt HP này cho kết quả tích cực lên tới 90%. Tuy nhiên, do vi khuẩn HP dễ dàng lây lan qua con đường ăn uống nên tỷ lệ tái nhiễm khá cao khi sinh hoạt cộng đồng.

Vì vậy, sau khi tiêu diệt vi khuẩn HP hoàn toàn, người bệnh vẫn cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HP như không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, giảm thiểu nguy cơ tái nhiễm.

6. Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán

► Triệu chứng lâm sàng:

Đau thượng vị nóng rát, âm ỉ, có thể đau lan sau lưng, liên quan đến chế độ ăn (kèm buồn nôn, nôn ói, ợ chua, ợ hơi).

Ói máu, tiêu phân đen, chán ăn, sụt cân, thiếu máu mạn hay đầy bụng,...

Tiền căn bản thân có dùng thuốc NSAID, Steroid, Aspirin,...

► Cận lâm sàng:

Nội soi TQ - DD - TT/ CLOtest là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán xác định.

X Quang dạ dày có cản quang.

Xét nghiệm Urease nhanh dựa trên mẫu mô sinh thiết (CLOtest),huyết thanh chẩn đoán H.pylori (IgM, IgG),test hơi thở 13C/ 14C, tìm kháng nguyên trong phân(ít chính xác),nuôi cấy.giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm H.pylori.

Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh - Thăm Dò Chức Năng tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II tự hào với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, sẵn sàng thực hiện các kỹ thuật nội soi dạ dày tá tràng và xét nghiệm hơi thở để phát hiện vi khuẩn HP. Chúng tôi cam kết mang đến cho người bệnh dịch vụ chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy, đồng hành trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mọi người.

Các tin khác

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đối tác

Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố HCM
Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Công Ty Hồng Đăng
Công ty bảo hiểm Bảo Việt
CÔNG TY PHILIPS
Công ty bảo hiểm BIDV
Trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức
Ngân Hàng Vietinbank
Ngân Hàng Vietcombank
Ngân Hàng MBbank
Lưu ý:
  • Lịch hẹn chỉ có hiệu lực khi Quý khách được xác nhận chính thức từ Bệnh viện thông qua điện thoại hoặc email.
  • Quý khách sử dụng dịch vụ đặt hẹn trực tuyến, vui lòng đặt hẹn ít nhất 24h trước khi đến khám.
  • Quý khách vui lòng cung cấp thông tin chính xác để được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Trường hợp khẩn cấp hay có triệu chứng nguy hiểm, vui lòng liên hệ trực tiếp cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Đặt lịch khám
Vui lòng nhập mã bảo mật:
545456