Những điều cần biết về virus Marburg

Những điều cần biết về virus Marburg

Virus Marburg là một loại RNA virus thuộc họ Filovirus, gây bệnh sốt xuất huyết tương tự như Ebola. Bệnh hiếm gặp nhưng có tỷ lệ tử vong cao, được phân loại thuộc nhóm A trong luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm của nước ta. Tỷ lệ tử vong bệnh do virus Marburg trung bình khoảng 50%, có thể thay đổi từ 24% đến 88% tùy thuộc vào chủng virus và cách điều trị ca bệnh


Sự nguy hiểm của Virus Marburg

Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ),trong một đợt bùng phát năm 2004 ở Angola, virus Marburg đã gây tử vong 90% trong số 252 người mắc bệnh. Trong đợt bùng phát năm 2023, tính đến ngày 21/3, đã có 9 trường hợp tử vong xác nhận và 20 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh ở Guinea Xích đạo.

Quá trình lây truyền

Vật chủ chứa virus Marburg là loài dơi châu Phi Rousettus aegyptiacus.

Marburg lây truyền từ người sang người:

● Qua tiếp xúc trực tiếp giữa phần da hoặc niêm mạc bị rách với máu, dịch tiết của người bị nhiễm bệnh.

● Qua tiếp xúc với các bề mặt và vật liệu (ví dụ: giường, quần áo) bị nhiễm các chất dịch của người bị nhiễm bệnh

Triệu chứng của bệnh Marburg

Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi virus Marburg rất khó phân biệt với sốt xuất huyết do virus khác, sốt rét hoặc sốt thương hàn, viêm màng não,... Mặc dù vậy, có một số triệu chứng điển hình để nhận biết khi bị nhiễm virus như:

● Thời gian ủ bệnh thay đổi từ 2 đến 21 ngày.

● Khởi phát đột ngột với sốt cao, nhức đầu dữ dội và khó chịu nghiêm trọng.

● Tiêu chảy nặng, đau bụng và chuột rút, buồn nôn và nôn có thể bắt đầu vào ngày thứ ba. Tiêu chảy có thể kéo dài trong một tuần.

● Từ ngày thứ 5 đến ngày 7, xuất hiện xuất huyết nghiêm trọng.

● Ở giai đoạn nặng, người bệnh sốt cao liên tục, lú lẫn, bứt rứt và kích động.

● Tử vong thường xảy ra trong khoảng từ 8 đến 9 ngày sau khởi phát, thường do mất máu nặng và sốc.

Điều trị và vaccine

Hiện tại chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị kháng virus nào được chấp thuận. Tuy nhiên, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng giúp cải thiện tỷ lệ tử vong.

Ngăn ngừa và kiểm soát

Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới),việc kiểm soát ổ dịch tốt dựa vào việc sử dụng một loạt các biện pháp can thiệp:

● Quản lý ca bệnh, giám sát và truy tìm người tiếp xúc, xét nghiệm đầy đủ.

● Nên tránh tiếp xúc gần với bệnh nhân Marburg, nên đeo găng tay và trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp khi chăm sóc người bệnh, nên rửa tay thường xuyên sau khi thăm người thân bị ốm.

● Chôn cất người chết an toàn.

● Sự tham gia của cộng đồng là chìa khóa để kiểm soát thành công các đợt dịch. Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ lây nhiễm Marburg.

Bệnh viện đa khoa Hồng Đức II (Quận 12),với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm và hệ thống thiết bị y tế hiện đại, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Nếu có các triệu chứng nghi ngờ cúm, khách hàng có thể liên hệ đến bệnh viện để gặp bác sĩ tư vấn điều trị.

#BVHĐII#HồngĐứcII#BVHồngĐứcII#BVHồngĐứcII#vaccine#vaccines#marburg#marburg#MarburgVirus

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II - Sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi

Các tin khác

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đối tác

Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố HCM
Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Công Ty Hồng Đăng
Công ty bảo hiểm Bảo Việt
CÔNG TY PHILIPS
Công ty bảo hiểm BIDV
Trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức
Ngân Hàng Vietinbank
Ngân Hàng Vietcombank
Ngân Hàng MBbank
Lưu ý:
  • Lịch hẹn chỉ có hiệu lực khi Quý khách được xác nhận chính thức từ Bệnh viện thông qua điện thoại hoặc email.
  • Quý khách sử dụng dịch vụ đặt hẹn trực tuyến, vui lòng đặt hẹn ít nhất 24h trước khi đến khám.
  • Quý khách vui lòng cung cấp thông tin chính xác để được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Trường hợp khẩn cấp hay có triệu chứng nguy hiểm, vui lòng liên hệ trực tiếp cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Đặt lịch khám
Vui lòng nhập mã bảo mật:
588143