Đứt gân nhị đầu - chấn thương ngầm thường bị bỏ qua

Đứt gân nhị đầu - chấn thương ngầm thường bị bỏ qua

Đứt gân nhị đầu là hiện tượng thường thấy trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc trong các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đứt gân nhưng người bệnh không phát hiện ra nên khi nhập viện, quá trình điều trị có phần khó khăn hơn.

 

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bs.CKI Nguyễn Tiến Lộc - Chuyên khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II.

Cách đây một năm, trong một lần nâng đồ nặng, chú H. đã cảm thấy đau nhói một cách đột ngột ở vùng cánh tay trước. Ở thời điểm đó, những cơn đau bị bỏ qua vì chú H. nghĩ tình trạng này là do vấn đề về tuổi tác. Trong một khoảng thời gian dài tự điều trị tại nhà bằng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, dầu nóng, cơn đau không hề thuyên giảm. Sáu tháng gần đây, khi tiếp tục nâng đồ nặng, chú H. cảm thấy “con chuột” ở cánh tay mình có hình dáng bất thường và có vẻ vùng bắp tay bên đau teo hơn hẳn so với bên lành. Khi vào viện khám bệnh, chú được chụp phim cộng hưởng từ cánh tay và được chẩn đoán là “Đứt đầu dài gân nhị đầu cánh tay”.

Đứt gân nhị đầu là hiện tượng thường thấy trong sinh hoạt hàng ngày, hoặc trong các hoạt động thể thao. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đứt gân nhưng người bệnh không phát hiện ra nên khi nhập viện, quá trình điều trị có phần khó khăn hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết và điều trị đứt gân nhị đầu kịp thời và hiệu quả nhất.

Gân nhị đầu là gì?

Gân nhị đầu hay còn được gọi với tên “con chuột” hoặc “bắp tay” là một trong những gân cơ quan trọng của chi trên, đảm nhiệm các chức năng gấp khuỷu, kéo, nâng đồ vật. Khi gân nhị đầu bị đứt, người gặp tai nạn có thể nhận biết ngay vì cảm thấy đau nhói. Tuy nhiên, người chơi thể thao có thể bỏ sót vì nghĩ nhầm rằng cơn đau đến từ hiện tượng căng cơ.

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đứt gân nhị đầu?

Nguyên nhân gây đứt gân nhị đầu thường do lực tác động lớn xảy ra một cách đột ngột. Ngoài ra, đối với người lớn tuổi hoặc những người ít vận động, chất lượng gân không tốt cũng góp phần không nhỏ khiến cho gân dễ bị đứt hơn so với những người khác.

Làm sao để nhận biết gân nhị đầu bị tổn thương?

Khi bị đứt gân nhị đầu, người bệnh sẽ đau nhói liên tục trong vài ngày không giảm, cảm giác yếu tay và rất khó thực hiện động tác gấp khuỷu. Trong một số trường hợp đứt lâu ngày, người bệnh có thể không còn cảm giác đau nhưng tay sẽ yếu hơn, hình dáng “con chuột” của mình có hình dạng bất thường khi gồng cơ.

Vì sao chúng ta thường bỏ qua tổn thương này?

Theo thuật ngữ y khoa, gân nhị đầu tức là gân có hai đầu. Vì thế khi bị đứt, một phần chức năng của gân vẫn được đầu còn lại đảm bảo. Nên trong một số trường hợp, người bệnh chỉ thấy tay bị yếu đi, trong khi chức năng gấp duỗi vẫn thực hiện được. Tuy nhiên, để đảm bảo về tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe, chức năng của cánh tay, khuỷu tay, đầu bị đứt của gân cần được phẫu thuật để phục hồi.

Tại sao phải điều trị đứt gân nhị đầu sớm?

Trong đa số các trường hợp, đứt gân nhị đầu đến muộn sẽ điều trị khó khăn và tốn kém hơn so với những trường hợp vừa mới đứt. Vì vậy, việc lắng nghe cơ thể và nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm gân bị tổn thương là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu như cảm thấy đau dai dẳng không ngừng, bị yếu và có khối sưng bất thường ở cánh tay là những chỉ dấu không nên xem nhẹ.

Có những trường hợp gân nhị đầu có thể tự đứt mà không cần tác nhân vật lí bên ngoài. Nguyên nhân đa số đến từ việc người bệnh bị viêm gân nhị đầu và tự điều trị thuốc kháng viêm tại nhà. Vì vậy, việc sử dụng thuốc kháng viêm điều trị cho các tình trạng viêm gân thoáng qua cần được tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Các tin khác

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đối tác

Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố HCM
Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Công Ty Hồng Đăng
Công ty bảo hiểm Bảo Việt
CÔNG TY PHILIPS
Công ty bảo hiểm BIDV
Trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức
Ngân Hàng Vietinbank
Ngân Hàng Vietcombank
Ngân Hàng MBbank
Lưu ý:
  • Lịch hẹn chỉ có hiệu lực khi Quý khách được xác nhận chính thức từ Bệnh viện thông qua điện thoại hoặc email.
  • Quý khách sử dụng dịch vụ đặt hẹn trực tuyến, vui lòng đặt hẹn ít nhất 24h trước khi đến khám.
  • Quý khách vui lòng cung cấp thông tin chính xác để được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Trường hợp khẩn cấp hay có triệu chứng nguy hiểm, vui lòng liên hệ trực tiếp cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Đặt lịch khám
Vui lòng nhập mã bảo mật:
888389