Ca mổ điều trị bệnh lý hiếm gặp ở đại tràng
PGS. TS. BS. CKII. Phạm Hùng Cường
Trưởng khoa Ung bướu
Bệnh viện Hồng Đức II (Quận 12) với những trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các chuyên gia về Ung bướu có kinh nghiệm sẽ giúp tầm soát chẩn đoán và tư vấn điều trị các bệnh lý ung bướu thường gặp cũng như hiếm gặp.
Bệnh nhân H . T . T. P – nữ, 50 tuổi, ở Quận 1, TP.HCM đến Bệnh viện Hồng Đức II (Quận 12) để khám sức khỏe định kỳ. Bệnh nhân được siêu âm bụng và phát hiện ở rãnh đại tràng xuống có sang thương dạng đặc echo kém không đồng nhất kích thước 45 x 27mm (có hoại tử hoá nang vùng ngoại vi kích thước 20 x 15mm),có phần mô đặc echo kém, giới hạn rõ, không vôi hóa, tăng sinh mạch máu nhẹ.
Chẩn đoán của Bs. siêu âm là bướu rãnh đại tràng xuống, theo dõi u mô đệm đường tiêu hoá. Bệnh nhân đã được chụp cắt lớp vi tính vùng bụng và cũng có chẩn đoán tương tự. Ngày 26/02/2023 bệnh nhân được BS. Phạm Hùng Cường, Trưởng khoa Ung bướu, cùng đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Hồng Đức II tiến hành mổ cắt đoạn đại tràng trái (đoạn có u) và nối lại ruột ngay trong mổ.
Kết quả
Bệnh nhân H.T . T.P. hoàn toàn không có triệu chứng bệnh. Chị may mắn được phát hiện u mô đệm ở đại tràng nhờ siêu âm định kỳ. Do u nhỏ (< 5cm) nên phẫu thuật tiến hành thuận lợi, hồi phục sau mổ nhanh. Khả năng khỏi bệnh của bệnh nhân P. rất cao. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và đã xuất viện sau bảy ngày điều trị nội trú.
Hiểu thêm về U mô đệm đường tiêu hoá
U mô đệm đường tiêu hoá có tên tiếng Anh là GastroIntestinal Stromal Tumor, nên cũng thường được gọi là GIST. U mô đệm đường tiêu hoá là bệnh lý ác tính phát xuất từ thành của ống tiêu hoá. U hiếm gặp hơn các ung thư đường tiêu hoá, vốn phát xuất từ niêm mạc của ống tiêu hoá (1-2% so với 95%). Trên đường tiêu hoá, u thường gặp nhất ở dạ dày và ruột non, ít gặp hơn ở đại - trực tràng và thực quản.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân chính xác gây u mô đệm đường tiêu hoá.
Biểu hiện
Do bướu phát xuất từ thành của ống tiêu hoá nên không gây hẹp lòng ống tiêu hóa đáng kể, nên người bệnh thường không triệu chứng bất thường nào. Khi u lớn nhiều, phát triển vào trong lòng ruột có thể gây xuất huyết tiêu hoá (nôn ra m.á.u hoặc tiêu p.h.â.n đen); hẹp ống tiêu hoá (nuốt khó, ăn không tiêu, nôn mửa); phát triển ra ngoài xâm lấn các cơ quan lân cận và có thể sờ thấy được một khối u trong bụng.
Biến chứng
Khi u lớn (thường 10-40cm) có thể xuất huyết vào lòng ống tiêu hoá gây xuất huyết tiêu hoá hoặc xuất huyết trong ổ bụng, cần phải mổ cấp cứu. U lớn (> 10cm) xâm lấn các cơ quan lân cận trong ổ bụng khiến cuộc mổ kéo dài, phải cắt nhiều cơ quan (đại tràng, kèm đuôi tuỵ và lách,…),thường hay tái phát và di căn.
Điều trị
Điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Mổ cắt đoạn ống tiêu hóa có bướu giúp điều trị khỏi bệnh nếu u nhỏ (≤ 5cm). Các u có nguy cơ tái phát di căn cao (u lớn hơn 5cm, xuất phát từ phần ống tiêu hoá không phải là dạ dày, …) cần phải điều trị hỗ trợ bằng thuốc nhắm trúng đích Imatinib dạng uống mỗi ngày trong 36 tháng.
Bà con lưu ý việc tầm soát định kỳ các bệnh lý nói chung và bệnh lý đường tiêu hóa nói riêng sẽ giúp phát hiện bệnh sớm, nhờ đó có thể điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh viện Hồng Đức II (Quận 12) với những trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các chuyên gia về Ung bướu có kinh nghiệm sẽ giúp tầm soát chẩn đoán và tư vấn điều trị các bệnh lý ung bướu thường gặp cũng như hiếm gặp.
#BVHĐII#HồngĐứcII#BVHồngĐứcII#BVHồngĐứcII#HongDucIIHospital#daitrang#ungthudaitrang
--------------------------------------------
Bệnh viện Đa khoa Hồng Đức II - Sức khỏe của bạn là hạnh phúc của chúng tôi