MỤC TIÊU AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

MỤC TIÊU AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

Khi vào một cơ sở y tế để khám chữa bệnh, cái vốn quý giá nhất của người bệnh là sức khỏe, được trao cho đội ngũ nhân viên y tế, đổi lại người bệnh luôn mong đợi và kỳ vọng được chăm sóc và điều trị một cách an toàn, có chất lượng. Do vậy, đảm bảo an toàn cho người bệnh là trách nhiệm của các cơ sở y tế, các nhà quản lý và cũng là sứ mệnh của thầy thuốc và nhân viên y tế.
  1. Nhận diện đúng người bệnh
    Để để đảm bảo không xảy ra sai sót liên quan đến nhận diện người bệnh:
  • Vòng đeo tay nhận diện cho khách hàng nội trú
  • Thực hành nhận diện người bệnh ở tất cả các điểm chạm trong quá trình bệnh khám và điều trị.
  • Người bệnh và nhân viên y tế cùng tham gia vào quá trình nhận diện mẫu bệnh phẩm, mẫu máu, vắc xin,…
  • Các yếu tố liên quan đến người bệnh như tiền sử dị ứng thuốc, nguy cơ té ngã,… cũng được nhận diện ngay từ đầu
 2. Nâng cao hiệu quả trao đổi thông tin:
     Nếu quá trình trao đổi thông tin hiệu quả và không xảy ra lỗi, người bệnh sẽ được đảm bảo chăm sóc, điều trị an toàn và liên tục.
     Một số quy trình/chính sách được triển khai để đảm bảo hiệu quả trao đổi thông tin tại Phương Châu:
  • Quy trình ra và nhận y lệnh miệng tại chỗ hoặc qua thiết bị điện tử nhằm hạn chế tối đa các lỗi do hiểu sai chỉ định thuốc hoặc thông báo kết quả cận lâm sàng trong các tình huống khẩn cấp
  • Chính sách bàn giao người bệnh nhằm đảm bảo người bệnh được chăm sóc liên tục và an toàn khi người bệnh đang có diễn tiến nặng, chuyển khoa/thay ca, bàn giao trước và sau khi thực hiện phẫu thuật/thủ thuật.
     Có hai công cụ hỗ trợ đảm bảo quá trình bàn giao người bệnh được hiệu quả đang áp dụng tại Phương Châu: iSBAR(Q) và I-PASS - (the) - BATON
 3. Cải thiện an toàn của những loại thuốc có nguy cơ cao:
  • Thuốc nguy cơ cao là thuốc có khả năng gây ra tổn hại đáng kể cho bệnh nhân nếu gặp sai sót trong quá trình sử dụng. Mặc dù tần suất sai sót liên quan đến các thuốc này không thường xuyên hơn những thuốc khác nhưng hậu quả của việc xảy ra sai sót có thể rất nghiêm trọng.
  • Các thuốc có nguy cơ cao gồm: các thuốc gây nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sử dụng, các thuốc có tên nghe giống nhau, nhìn giống nhau,…
  • Để kiểm soát các loại thuốc này, bệnh viện đã xây dựng quy trình kiểm soát các loại thuốc bắt đầu từ khâu lập danh mục cho đến nhập/xuất, bảo quản và cấp phát. Trong đó, một  công tác quan trọng đó là phân loại và dán nhãn phân biệt các loại các loại thuốc nguy cơ cao.
  • Nguy cơ liên quan đến thuốc còn phải kể đến quản lý các thuốc theo quy trình cấp phát đến tay người bệnh.
  • Tại Nhà thuốc của bệnh viện, người bệnh sẽ được các dược sĩ tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc. Liều dùng và cách dùng thuốc được dãn trên mỗi loại thuốc trước khi bàn giao đến tay người bệnh.
 4. Đảm bảo an toàn trong phẫu thuật:
  • Tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê hàng năm có hàng triệu người được điều trị bằng phẫu thuật. Các sự cố liên quan đến phẫu thuật/thủ thuật có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cả thể chất và tinh thần cho người bệnh, gia tăng chi phí điều trị.
  • Bằng công cụ bảng kiểm an toàn phẫu thuật/thủ thuật, các hoạt động diễn ra tại phòng phẫu thuật/thủ thuật được quản lý an toàn chặt chẽ.
 5. Giảm thiểu nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế:
  • Nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế được biết là làm tăng thời gian lưu trú, chi phí chăm sóc sức khỏe và tỷ lệ tử vong. Mỗi năm, các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc y tế dẫn đến tiêu tốn chi phí khoảng 9,8 tỷ đô la, trong đó nhiễm trùng vết mổ là nhiễm trùng phổ biến nhất.
  • Các buổi tập huấn về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn đến nhân viên toàn viện
  • Ban hành và phổ biến quy trình hướng dẫn vệ sinh tay, hướng dẫn 5 thời điểm cần vệ sinh tay, các hoạt động khuyến khích phong trào vệ sinh tay trong toàn bộ nhân viên y tế
  • Đảm bảo công tác vệ sinh, làm sạch
 6. Giảm nguy cơ té ngã cho người bệnh:
  • Vấn đề phòng ngừa té ngã cho người bệnh là rất quan trọng trong cơ sở y tế. Phòng ngừa té ngã cũng là một mục tiêu quan trọng mà WHO và Bộ Y tế Việt Nam luôn khuyến cao phòng ngừa và quan tâm.
  • Đánh giá nguy cơ té ngã phải được thực hiện ngay từ đầu khi tiếp nhận người bệnh, đặc biệt là người bệnh có vấn đề nguy cơ té ngã cao.
  • Người bệnh sẽ được sàng lọc và đánh giá nguy cơ té ngã kể cả điều trị nội trú hay ngoại trú. Người bệnh nguy cơ té ngã cao được mang vòng nhận diện dễ dàng nhận biết để được chú ý và nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các nhân viên y tế, bênh cạnh đó hệ thống chuông gọi y tá hiện đại giúp quản lý thời gian hỗ trợ NB tại giường bệnh và các điểm che khuất như nhà vệ sinh tại phòng bệnh, nhà vệ sinh công cộng,....
  • Nguy cơ té ngã còn xuất phát từ các yếu tố môi trường như các vị trí chuyển tiếp không bằng phẳng của sàn nhà, sàn nhà mới lau, nhà vệ sinh, bậc thang, dốc, cửa sổ lầu cao… Vì thế, tại những vị trí này cần được đánh dấu và cảnh báo để người bệnh dễ dàng nhận thấy và chủ động phòng tránh nguy cơ té ngã.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Đối tác

Bệnh Viện Ung Bướu Thành Phố HCM
Bệnh Viện Nhi Đồng 2
Công Ty Hồng Đăng
Công ty bảo hiểm Bảo Việt
CÔNG TY PHILIPS
Công ty bảo hiểm BIDV
Trường Cao Đẳng Y Dược Hồng Đức
Ngân Hàng Vietinbank
Ngân Hàng Vietcombank
Ngân Hàng MBbank
Lưu ý:
  • Lịch hẹn chỉ có hiệu lực khi Quý khách được xác nhận chính thức từ Bệnh viện thông qua điện thoại hoặc email.
  • Quý khách sử dụng dịch vụ đặt hẹn trực tuyến, vui lòng đặt hẹn ít nhất 24h trước khi đến khám.
  • Quý khách vui lòng cung cấp thông tin chính xác để được hỗ trợ nhanh nhất.
  • Trường hợp khẩn cấp hay có triệu chứng nguy hiểm, vui lòng liên hệ trực tiếp cơ sở y tế để kịp thời xử lý.
Đặt lịch khám
Vui lòng nhập mã bảo mật:
342254